Nội thất phong cách hiện đại tập trung nhiều vào tính năng nên chúng có thiết kế nhỏ gọn bằng những đường thẳng vuông vắn, kiểu dáng thấp. Đồ nội thất được làm từ các chất liệu hiện đại như kim loại hoặc kính giúp cho không gian nội thất đơn giản, hiện đại mà trẻ trung, mạnh mẽ.
Phong cách thiết kế hiện đại chủ yếu dùng gam màu trung tính như trắng đen, xám, be, nâu nhưng đôi khi vẫn được nhấn nhá với gam màu mạnh, trở thành điểm nổi bật của căn phòng.
Cội nguồn là xứ lạnh Bắc Âu nên không ngạc nhiên khi căn phòng được bao phủ gam màu trắng tuyết.
Tuy nhiên khi trở thành một trong những phong cách thiết kế phổ biến nhất thế giới, nội thất màu trắng đặc trưng của Scandinavian dần thay thế bằng màu vàng nâu của sàn gỗ hoặc màu tường palette.
Mặc dù vậy, Scandinavian có hai thứ không thay đổi là nội thất gỗ tự nhiên và cửa sổ lớn thu hút ánh sáng ban ngày – thứ hiếm hoi mà người Bắc Âu luôn tận dụng cho mùa đông giá rét của họ.
Xem thêm: Phong cách Scandinavian là gì – bạn đã có cho mình câu trả lời?
Cũng khởi nguồn từ Bắc Âu, phong cách thiết kế Retro những năm 50 – 70 thế kỷ 20 mang tới sự thay đổi lớn cho làn thiết kế nội thất khi nó xuất hiện.
Mặc dù phong cách nội thất cổ điển không còn lên ngôi nhưng Retro vẫn mang tới cuộc sống hiện đại hơi thở của nội thất phong cách cổ điển. Tất nhiên những đường cong, hoạ tiết tỉ mỉ đã được lược giản phù hợp hơn.
Đồ nội thất Retro có kiểu dáng và màu sắc cực kỳ đa dạng, đặc biệt là gam màu vàng cam, đỏ, xanh lam và màu nâu. Có được kết quả này chính là nhờ sự giao thoa hai thế giới cổ điển và hiện đại trong phong cách Retro.
Bên cạnh lịch sử đau thương thì ở khía cạnh văn hoá, các kiến trúc sư Pháp đã thực sự đem tới đất nước ta lối kiến trúc giao thoa giữa phương Tây và phương Đông, hình thành nên lối thiết kế kiến trúc và nội thất đậm chất truyền thống đa thế hệ của người Đông Dương.
Đồ nội thất phong cách thiết kế Đông Dương làm từ gạch nung, tre nứa và gỗ – những chất liệu sẵn có thời đó; được trang trí bằng hoạ tiết kỷ hà và tĩnh vật của phương Đông, bên cạnh những tấm bình phong ngăn cách, mang tới không gian nội thất trang nghiêm, giàu truyền thống gia đình.
Phong cách nội thất tối giản nhen nhóm từ những năm đầu thế kỷ 20 nhưng chính thức được châm ngòi bởi kiến trúc người Đức Van Der Rohe khoảng 20 năm sau đó.
Đúng như tên gọi của nó, phong cách thiết kế tối giản hướng tới sự đơn giản, từ kiểu dáng tới cách bài trí. Nội thất phong cách tối giản có kiểu dáng cực kỳ đơn giản, không có chi tiết thừa, không có hoạ tiết hay màu sắc sặc sỡ, vừa đủ để không thấy nhàm chán khi nhìn vào…
Không gian nội thất theo đuổi phong cách này cũng xuyên suốt, không bị ngăn cách bởi vách ngăn hay đồ trang trí như các phong cách khác. Gam màu trắng đen là chủ đạo trong phong cách tối giản.
Trong các phong cách mà Xây Lắp NBA Việt Nam đang giới thiệu, có lẽ phong cách nội thất đương đại ưa thích thay đổi nhất!
Đương đại, khác gì với hiện đại? Nhiều người đánh đồng hai phong cách này nhưng thực tế không phải. Trong khi phong cách hiện đại đại diện cho một số đặc điểm thì gần như không có đặc trưng nào cố định ở phong cách đương đại cả!
Phong cách thiết kế nội thất đương đại hàm ý chính lúc này! Do đó đồ nội thất “phong cách đương đại” của 10 năm trước có thể sẽ không còn là đương đại ở thời điểm này nữa… Mọi chất liệu, nội thất mới mà chúng ta sắp biết đến cũng đồng thời là một phần trong phong cách đương đại.
Tuy nhiên, đồ nội thất có gam màu trung tính mạnh mẽ ( xám, xanh thẫm), nội thất có kiểu dáng đẹp thanh nhã là vài dấu hiệu của phong cách này.
Phong cách cổ điển trong thiết kế nội thất có khởi nguồn từ Pháp ở thế kỷ 17 và nhanh chóng lan rộng ra khắp châu Âu, nó tiếp tục chiếm giữ ngôi vương trong lối thiết kế nội thất ở đây 2 thế kỷ sau đó!
Không gian nội thất phong cách cổ điển toát lên vẻ quý tộc và cực kỳ tráng lệ. Nhưng để có được tổng thể đó phải xét tới từng chi tiết, họa tiết của đồ nội thất trong căn phòng.
Từ ghế sofa, đèn chùm, thảm trải sàn, rèm cửa tới trần nhà… nội thất phong cách cổ điển có kiểu dáng đối xứng, cân đối, họa tiết được chạm khắc hết sức cầu kỳ. Những gam màu quý phái như đỏ, vàng đồng, nâu sẫm sẽ được tận dụng.
Đúng như tên gọi của nó, phong cách nội thất tân cổ điển là sự cách tân từ phong cách nội thất cổ điển, mang hơi hướng hiện đại như một cách thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận thay đổi để thích nghi với hiện tại.
Mặc dù vẫn giữ được nét đặc trưng hào hoa lộng lẫy cổ điển, nhưng không gian nội thất tân cổ điển có phần “hứng khởi, sáng lạn hơn” so với không gian trầm lắng trước đó.
Nhiều đường nét chạm khắc tỉ mỉ được giản lược, thay thế bằng nét hiện đại, đơn giản của phong cách hiện đại.
Nếu như thiết kế Industrial mạnh mẽ nam tính thì phong cách nội thất Art Nouveau lại lãng mạn, quyến rũ.
Thật khó tin rằng có khởi nguồn từ một cửa hàng nhỏ tại Paris Pháp, phong cách Art Nouveau đã trở thành cảm hứng thiết kế và xây dựng nên ngọn tháp Eiffel nổi tiếng.
Đồ nội thất lấy đường cong làm điểm nhấn trang trí, ít ai có thể ngờ được nó lại có sức hút mạnh mẽ suốt 1 thập kỷ sau đó. Bất ngờ hơn khi cảm hứng tạo nên phong cách này chính là từ những đường cong của người phụ nữ.
Có thể nói phong cách nội thất Nhật Bản là một phiên bản khác của phong cách tối giản phương Đông.
Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, phong cách Nhật Bản luôn lấy thiên nhiên làm cảm hứng trang trí nội thất cho căn phòng: Nội thất có chất liệu tre nứa, gỗ tự nhiên và đá cuội; chúng được bài trí hết sức đơn giản.
Đặc điểm dễ thấy nhất của phong cách Nhật Bản là đồ nội thất thấp, thường đặt dưới sàn nhà (không treo tường), đặc biệt phải nói tới cánh cửa trượt.
Phong cách nội thất Zen là sự kết hợp của phong cách Nhật Bản và phong cách tối giản. mang tới cảm giác yên bình và thư thái.
Zen – “thiền”, bạn dễ dàng cảm nhận được điều này nhờ cách bài trí đơn giản, xuyên suốt mọi ngóc ngách của căn phòng như một cách giúp tâm trí của họ được thông suốt.
Để thiết kế nội thất theo phong cách Zen cho căn phòng, hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ đồ điện tử và thay thế bằng nội thất gỗ tự nhiên và cây cảnh!
Wabi sabi là một quan điểm sống của người Nhật, rằng họ chấp nhận bản chất của mọi thứ ngay cả khi nó xấu xí, kỳ dị nhất.
Đồ nội thất Wabi sabi nếu không bị phai màu, sứt mẻ thì cũng sần sùi thô ráp. Đó có thể là chiếc bát mẻ, tường bị tróc, kệ treo tường ẩm mốc hay bộ ghế sofa cũ phai màu…
Tất cả những đặc điểm đó được “phô” ra theo đúng cách mà chúng ta trưng bày những thứ đẹp đẽ, vì họ tin rằng chỉ khi biết cách chấp nhận bản chất xấu xí thì chúng ta mới khám phá được vẻ đẹp bên trong nó!
Phong cách Art Deco có khởi nguồn từ nước Pháp trong những năm 1920 và được cả thế giới biết tới 10 năm sau đó.
Không gian nội thất phong cách Art Deco có thiết kế cực kỳ mạnh mẽ nhờ hoạ tiết và thiết kế mặt bằng bằng những hình khối lập thể, hình học.
Những bức tường được xây dựng theo hình học hay khối lập thể đa hình đa dạng, cột chống được chạm khắc tinh xảo theo đường thẳng, đồ nội thất mang kiểu dáng và hoạ tiết hình học là đặc điểm cơ bản nhất của phong cách này.
Xem thêm: Tìm hiểu phong cách thiết kế Art Deco trong trang trí nội thất
Vintage là thuật ngữ ám chỉ những đồ dùng đã có thời gian cách đây từ 20 – 100 năm. Như vậy thì không gian mang phong cách nội thất Vintage chắc chắn phải được trang trí bằng những món đồ kỷ niệm, biểu tượng cho những ký ức mà họ muốn lưu giữ hàng ngày.
Có thể là bức tranh đen trắng cũ, bộ bàn ghế phai màu, đồng hồ treo tường gỉ sét… xen kẽ những món nội thất mới toanh, hiện đại; nhưng chúng cùng biểu trưng cho những ký ức nhẹ nhàng và bình yên một thời.
Đồ nội thất mang phong cách này thường có gam màu pastel nhẹ nhàng, trang nhã.
Phải nói rằng trong căn phòng theo đuổi phong cách thiết kế nội thất Rustic, khung trần nhà bằng gỗ có sức hút mãnh liệt nhất.
Thiên nhiên luôn mang cho các phong cách nội thất cảm hứng trang trí mộc mạc bình bị đến bất tận, Rustic cũng vậy.
Cửa sổ lớn là điểm dễ thấy của không gian nội thất Rustic. Ngoài chất liệu gỗ tự nhiên của đồ nội thất, thì lò sưởi cũng là “thương hiệu” đặc trưng của phong cách này cho dù nó không còn là yếu tố bắt buộc phải có hiện nay.
Không gian nội thất không đậm chất mộc như Rustic, nhưng nội thất gỗ tự nhiên đặc trưng của các vùng nông thôn thân luôn hiện hữu, phối kết hợp với thiết kế hiện đại đương thời tạo nên không gian sống bình yên và giản dị.
Bohemian là dân tộc yêu thích cuộc sống tự do không theo chuẩn mực sống của xã hội. Không gian thể hiện cá tính, lối sống phóng thoáng và khơi gợi tự do cá nhân là quan điểm rất rõ ràng của phong cách nội thất Bohemian.
Bắt đầu từ làn thời trang trước khi bước sang nội thất, nên không ngạc nhiên khi nội thất bằng vải được dùng rất nhiều: Thảm trải sàn, rèm cửa sổ, vải bọc ghế sofa, mành, gối thậm chí mảnh vải trang trí ngẫu nhiên trên tường…
Phong cách này cũng giữ vị trí top về số lượng màu sắc có thể phối trong cùng một phòng, trên cùng đồ nội thất.
Sự phong phú trong trang trí vải dệt cộng hưởng với màu sắc, họa tiết mới khiến cho không gian ấy có cảm giác hỗn độn. Hỗn độn nhưng không hề hỗn loạn!
Trước đây thuật ngữ Gothic ám chỉ các nhà thờ trung cổ ở TK 12 với đặc trưng mái vòm, cửa sổ kính màu; Gothic chưa từng được ứng dụng vào trang trí nội thất cho nhà ở thời đó.
Tuy nhiên khi bước sang kỷ nguyên “mở” của làn thiết kế, thiết kế theo phong cách nội thất Gothic cũng mang theo nét ma quái và mộng mị cho không gian nhà ở.
Căn phòng có gam màu như đen, tím, đỏ thẫm, xanh lá là chủ yếu; được thiết kế nhiều cửa sổ mái vòm.
Có lẽ không gian nội thất được thiết kế theo phong cách Pop Art phù hợp nhất với giới trẻ, vì họ yêu thích trải nghiệm mới và nội thất Pop Art theo đuổi chính xác những trào lưu mới nổi trong cộng đồng trẻ.
Phong cách nội thất Pop Art tập trung vào cách trang trí tường bằng tranh theo chủ đề. Chủ đề của các bức tranh đó có thể là hình mẫu nổi tiếng một thời, trào lưu mới nổi trong giới trẻ hoặc mọi thứ không đại diện cho ý nghĩa nào.
Nhưng hơn hết, chúng được cách điệu, phá cách theo phong cách trẻ trung nghịch ngợm, sáng tạo và đôi chút biếm hoạ của giới trẻ.
Giống như tên gọi “công nghiệp” đại trà, hầu hết đồ nội thất trong phòng được làm từ chất liệu công nghiệp như sắt thép, inox và hợp kim khác nên đồ nội thất toát lên vẻ mạnh mẽ, cực “nam tính”.
Đương nhiên màu trắng đen và xám đặc trưng của kim loại là gam màu chủ đạo trong căn phòng theo phong cách này.
Sống trong không gian nội thất Tropical giống như đang ở trong căn hộ ven biển đầy nắng gió, hoặc giữa đất rừng nhiệt đới toàn cây xanh, một phong cách “cực mát mẻ” theo đúng nghĩa đen cho mùa hè.
Không chỉ đặt rất nhiều cây cối, thuỷ sinh mà giấy dán tường, tranh treo tường, màu sắc bàn ghế cũng lấy các chủ đề hoa lá và cây xanh để trang trí.
Ngay từ tên gọi của nó chúng ta cũng hiểu một phần rằng không gian nội thất phong cách công nghệ cao (High Technology) là nơi rất đáng sống trong thế giới hiện đại vì nội thất tiện nghi, thông minh.
Hiện đại, sáng bóng và sang trọng; những đặc điểm này của đồ nội thất Hitech được bài trí tối giản càng khiến chúng trở nên đáng giá hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng của con người.
Xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 17, phong cách nội thất Baroque được biết đến nhanh chóng, sớm thể hiện sự ảnh hưởng trong làn thiết kế nội thất đến tận giữa TK 18.
Bằng những nét điêu khắc và chạm trổ tinh tế cầu kỳ, phong cách nội thất Baroque chính là tiền đề cho nội thất cổ điển tiếp sau nó.
Nội thất Baroque toát lên vẻ sang trọng, quý tộc nhờ những đường nét chạm trổ mềm mại và tỉ mỉ của các món đồ nội thất, một phần nữa là bởi nó thực sự “đáng tiền”: Chân cong, chạm khắc tỉ mỉ, sơn vàng bóng mượt, bọc vải lụa hoặc cẩm nhung với hoạ tiết uốn lượn đặc trưng.
Phong cách thiết kế truyền thống có hàng trăm quan điểm thiết kế nội thất khác nhau, đại diện cho hàng trăm nền văn hoá kiến trúc nội thất cùng tồn tại.
Nội thất truyền thống Pháp có hơi hướng phong cách cổ điển, nội thất truyền thống Nhật là cội nguồn của Zen hay Wabi sabi, nội thất truyền thống của chúng ta chính là Indochina…
Vậy bạn có gợi ý nào với NBA Việt Nam mà có thể kết hợp giá trị truyền thống của mỗi quốc gia trong căn phòng của bạn?
Thật khó nắm bắt đặc trưng rõ ràng của không gian nội thất phong cách Loft vì từ khi xuất hiện, nó đã bị đặt trước lựa chọn mông lung bế tắc về cuộc sống của những người nghèo khổ.
Những năm 1940 tại Mỹ, giá đất lên cao nên công nhân, trí thức… lần lượt phải cuốn gói ra đi; số còn lại chấp nhận ở tại những căn xưởng cũ và tồi tàn. Bàn tay họ gây dựng nên mọi thứ, trở thành cảm hứng của phong cách Loft mà chúng ta biết ngày nay, do đó hầu hết các căn phòng theo phong cách này thường có trần nhà cao + dầm xà + gác mái + bức tường trần (không sơn, trát) = không gian mở.
Ngày nay, thiết kế nội thất chung cư có phòng khách liền phòng bếp, phòng khách liền phòng ngủ có thể lấy cảm hứng từ chính phong cách này.
Nếu không gian Tropical thể hiện tình yêu thiên nhiên, thì phong cách nội thất Eco thể hiện trách nhiệm cao hơn nữa về tương lai của tự nhiên và với thế hệ sau này.
Nếu không gian nội thất Tropical mới dừng lại ở cách trang trí họa tiết hoa lá, chim chóc thì nội thất phong cách Eco lại ở chiều sâu hơn nữa: chất liệu tự nhiên có thể tái chế, nhiều xây xanh và không gian thuỷ sinh…
Nguồn tin: NBA
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn